Thủ tục xin đặc xá
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thẩm Quyền Và Trình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Go down

Thẩm Quyền Và Trình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Empty Thẩm Quyền Và Trình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Bài gửi by Admin Thu Apr 01, 2021 1:32 pm

Khi tranh chấp lao động phát sinh giữa các bên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động? Trình tự giải quyết tranh chấp theo quy định của BLLĐ 2019 như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây Công ty Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cùng quý bạn đọc.

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Lao động 2019.
2. Nội dung:

2.1 Các loại tranh chấp lao động:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 179 thì tranh chấp lao động gồm các loại sau:

- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Như vậy, tranh chấp lao động gồm 02 loại là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Đối với tranh chấp lao động cá nhân đã được liệt kê các trường hợp theo quy định trên, trường hợp tranh chấp lao động tập thể, Bộ luật Lao động phân chia thành 02 loại là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Việc phân chia tranh chấp lao động thành các dạng cụ thể mang ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp.

Chủ đề được đọc nhiều nhất:

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động

2.2 Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động:

Theo quy định của BLLĐ 2019 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động gồm:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động;

- Tòa án nhân dân.

Trong quan hệ lao động không phải việc phát sinh tranh chấp các bên có thể đưa việc giải quyết tranh chấp ra cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết mà pháp luật về lao động quy định cụ thể về các bước trình tự thực hiện việc giải quyết tranh chấp, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cá nhân giải quyết tranh chấp lao động.

Đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ theo quy định của Điều 188, BLLĐ 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động thì:

- Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật BLLĐ, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

- Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

- Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao Động;

b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Căn cứ quy định tại điều 192, Bộ luật Lao động quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thì:

+ Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định như đối với giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Đối với tranh chấp khi có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của Bộ luật lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

Căn cứ quy định tại điều 195, BLLĐ 2019 thì tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động.

Trình tự và thủ tục hòa giải được tiến hành như quy định đối với trường hợp hòa giải tranh chấp lao động cá nhân. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết

b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục để đình công theo quy định

Trên đây là những quy định của pháp luật về nguyên thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Để bảo vệ quyền lợi cho mình trong việc giải quyết tranh chấp lao động, cần tư vấn cụ thể, giải đáp các vướng mắc có liên quan đến tranh chấp lao động hoặc các vướng mắc pháp lý về lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được tư vấn cụ thể.
https://luathungthang.com/tu-van-phap-luat/tu-van-luat-lao-dong/tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong/

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 217
Join date : 18/01/2021

https://thu-tuc-xin-dac-xa.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết