Thủ tục xin đặc xá
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hậu Quả Pháp Lý Khi Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật

Go down

Hậu Quả Pháp Lý Khi Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật Empty Hậu Quả Pháp Lý Khi Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật

Bài gửi by Admin Mon Apr 05, 2021 2:02 pm

Hiện nay tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật diễn ra khá nhiều. Vậy hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như thế nào? Luật Hùng Thắng xin được phân tích vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Chủ đề được đọc nhiều nhất:

Chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt theo quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019.

2. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Người lao động hay người sử dụng lao động đều phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

2.1. Đối với người sử dụng lao động
Điều 41 Bộ Luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

+ Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

2.2. Đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật Lao động 2019, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

- Không được trợ cấp thôi việc.

- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019;

- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Thắng về Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về Luật Lao động cũng như các vấn đề pháp lý, Quý khách hàng vui lòng kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Luật Hùng Thắng

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Điện thoại: 0243 8245 666

Hotline: 0916436879 // Email: info@luathungthang.com
Nguồn bài viết: https://luathungthang.com/tu-van-phap-luat/tu-van-luat-lao-dong/hau-qua-phap-ly-khi-don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao-dong-trai-phap-luat/

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 217
Join date : 18/01/2021

https://thu-tuc-xin-dac-xa.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết